Bệnh Dạ Dày Có Thể Lây Lan Qua Những Con Đường Nào?

Bệnh về dạ dày là căn bệnh thường gặp nhất hiện nay, tuy nhiên đa phần mọi người thường tỏ ra chủ quan với bệnh, thậm chí có người còn vô tình bị mắc bệnh từ những lý do không đâu vào đâu. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn được các con đường có thể làm lây lan bệnh dạ dày, qua đó chủ động hơn trong việc phòng tránh bệnh, làm giảm nguy cơ và tỷ lệ mắc bệnh xuống mức thấp nhất.

Theo các số liệu thống kê mới nhất cho thấy có trên 26% dân số Việt Nam hiện nay bị đau dạ dày, các bệnh lý khác liên quan tới dạ dày cũng có xu hướng gia tăng. Đây thực sự là một con số đáng lo ngại bởi nếu so về mặt bằng chung với toàn thế giới thì nước ta có tỷ lệ nhiễm bệnh tương đối cao.

Bệnh dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra như do chế độ ăn uống không hợp lý, dùng nhiều rượu bia và các chất kích thích, do căng thẳng thần kinh hoặc lạm dụng thuốc mà ra. Tuy nhiên còn nguyên nhân thường gặp nữa đó là do một loại vi khuẩn nguy hiểm có tên Helicobacter pylori (Hp) gây ra, chúng có thể lây lan từ người này sang người khác.

Nhung Con Duong Lay Nhiem Benh Da Day

Bệnh dạ dày có thể lây lan qua những con đường nào?

1,  Lây từ đường miệng sang miệng.

Cụ thể khi người bệnh mắc bệnh dạ dày thì vi khuẩn Helicobacter pylori sẽ có lẫn trong nước bọt, vì thế khi bạn thực hiện những hành vi như tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh thông qua việc sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân, hành vị hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con…cũng có thể làm lây truyền vi khuẩn và gây bệnh cho người khác. Vì thế nên tránh dùng chung đồ hay tiếp xúc thân mật khi bị bệnh.

2, Lây qua đường dạ dày – miệng

Khi bị bệnh dạ dày đặc biệt kèm theo chứng trào ngược dạ dày thực quản, trong các đợt trào ngược đó thì vi khuẩn có lẫn trong dịch vị dạ dày và thức ăn sẽ trào lên theo, bám vào khoang họng và các mảng cao răng, răng miệng và lây nhiễm qua đường miệng.

3, Lây qua đường dạ dày – dạ dày

Trường hợp này thường xảy ra khi bạn đi thực hiện khám và nội soi dạ dày ở những cơ sở y tế thiếu uy tín, dụng cụ nội soi chưa được khử trùng kỹ lưỡng từ bệnh nhân có vi khuẩn Helicobacter pylori trước đó, vì thế vô tình có thể làm lây nhiễm vi khuẩn sang dạ dày của bệnh nhân không có vi khuẩn Hp, khiến bạn mắc bệnh. Chính vì thế nên lưu ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chuyên nghiệp để được đảm bảo về khâu vô trùng.

4, Lây qua đường phân – miệng

Ngoài những con đường lây lan trên thì vi khuẩn Hp còn có thể lây qua một con đường nữa là ít người để ý đó là đường phân – miệng. Tức là đối với những người mắc bệnh dạ dày, điển hình như viêm và viêm loét dạ dày do vi khuẩn hp gây ra, thì chúng có thể theo phân ra ngoài, hiện diện trong cả phân người. Vì thế sau khi đi vệ sinh mà không rửa sạch tay trước khi ăn sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn lên miệng, đi vào dạ dày gây bệnh. Ngoài ra nếu phân đó không được xử lý tốt, ruồi muỗi và côn trùng bám vào phân, rồi lại bám vào thức ăn không đậy kỹ, bạn ăn phải thức ăn đó cũng sẽ bị nhiễm bệnh.

5, Một số con đường khác làm lây lan bệnh dạ dày

Điển hình như việc sử dụng phải nguồn nước sinh hoạt bẩn, có sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori, loại vi khuẩn này có thể tìm thấy trong nước giếng hay nguồn nước ngầm, thậm chí ở ở nước thải chưa qua xử lý…Một khi sử dụng phải nguồn nước nhiễm khuẩn này thì vi khuẩn sẽ đi vào cơ thể và gây bệnh. Chính vì thế hãy chú ý tới nguồn nước đang sinh hoạt xem đã đảm bảo vệ sinh hay chưa để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

Lời khuyên: Chính vì bệnh dạ dày có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau, do đó bạn cần chú ý chủ động đưa ra các biện pháp phòng tránh kịp thời. Nếu không may mắc bệnh thì nên giữ gìn vệ sinh cá nhân để không làm lây lan bệnh cho người xung quanh.

5/5 - (2 votes)
 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

BÍ QUYẾT ỨC CHẾ VI KHUẨN HP TẠI NHÀ